Văn hoá uống rượu của người Hàn và những quy tắc bạn cần biết

Trên thực tế, các thống kê đã chứng minh rằng người Hàn Quốc uống rượu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Á. Đặt vé máy bay Jeju Air đi Hàn Quốc bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy loại thức uống này có mặt ở mọi nơi, trong các cuộc gặp gỡ cùng bạn bè, những buổi liên hoan công ty,… Đối với người dân xứ sở kim chi, rượu là một thức uống nhưng nó cũng là một phần của văn hoá ẩm thực Hàn Quốc. Vì thế, uống rượu ở đây không chỉ đơn giản là uống mà nó còn thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Người uống rượu cũng cần tuân thủ một số quy tắc và nghi thức nhất định. Trong số đó có thể nhắc tới văn hoá uống rượu của người Hàn và những quy tắc bạn cần biết dưới đây.

Văn hoá uống rượu của người Hàn Quốc

Rượu Hàn Quốc đã được phát minh ra hàng trăm năm trước. Kể từ đó, người Hàn có thói quen kỷ niệm những dịp đặc biệt hoặc kỷ niệm những ngày lễ quan trọng bằng rượu. Ngày nay, người Hàn Quốc coi uống rượu là một cách để gắn kết vì nó cho phép mọi người cởi mở với người khác dễ dàng hơn. Khi ai đó mời bạn đi uống rượu, nó có thể được xem như một cách để phá vỡ sự ngại ngùng và là cơ hội để trò chuyện, tìm hiểu về nhau nhiều hơn.

Rượu là thức uống phổ biến đã có từ lâu trong văn hoá và ẩm thực Hàn Quốc

Ngoài ra, người Hàn Quốc còn tin rằng bằng cách uống cùng nhau, họ có thể củng cố các mối quan hệ xã hội và công việc giữa các cá nhân với những người khác, điều này sẽ có lợi cho họ trong tương lai.

Các loại rượu ở Hàn Quốc

Là một loại đồ uống đã có mặt từ lâu và gắn liền với cuộc sống của người dân xứ sở kim chi, rượu Hàn Quốc có thể được tìm thấy ở khắp các cửa hàng, siêu thị,… Rượu ở đây cũng có nhiều loại khác nhau, với mỗi loại là một hương vị riêng. Thậm chí, một số loại rượu còn được sử dụng riêng như một loại đồ uống đặc trưng trong một số dịp lễ hoặc ngày quan trọng.

Người Hàn có khá nhiều loại rượu khác nhau với nhiều hương vị riêng độc đáo

Trong số đó có thể nhắc tới các loại rượu phổ biến nhất ở Hàn Quốc là:

+ Soju: Loại rượu nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, có hương vị trái cây và thường

+ Makgeolli: Đây là một loại thức uống được làm từ gạo và có nhiều hương vị

+ Bia: Loại bia đặc trưng nhất mà bạn sẽ thấy trong một nhà hàng Hàn Quốc là Cass và Kloud

+ Chenha: Loại đồ uống này có vị tương tự như rượu soju, nhưng vì nó có nồng độ cồn thấp hơn nên sẽ dễ uống hơn

+ Bokpunja: Thức uống này có phần ít phổ biến hơn so với các loại rượu ở trên, về cơ bản nó là một loại rượu trái cây của Hàn Quốc được làm từ quả mọng

Những quy tắc trong văn hoá uống rượu của người Hàn

Như đã nói ở trên, rượu không chỉ là đồ uống mà nó còn là một phần của ẩm thực Hàn Quốc, là một nét quan trọng trong văn hoá Hàn. Vì thế, việc uống rượu ở đây cũng có những nghi thức và quy tắc bất thành văn. Đối với người Hàn, đây cũng là những điều họ sẽ tuân thủ và thực hiện theo khi uống rượu, thậm chí một số trong đó còn là điều bắt buộc, thể hiện cả thái độ lịch sự và sự tôn trọng mà bạn dành cho những người cùng uống với mình.

  • Tôn trọng người lớn tuổi

Người Hàn Quốc khi uống rượu thường tuân thủ những nghi thức riêng đối với người lớn tuổi hơn họ. Và đây cũng có thể xem là quy tắc đầu tiên, quan trọng nhất mà tất cả mọi người đều phải tuân theo. Cụ thể, nếu những người trẻ tuổi được người lớn tuổi mời uống rượu, bạn tuyệt đối không được từ chối lời mời này. Vì bất cứ lý do nào, việc từ chối đều bị xem là mất lịch sự và không tôn trọng người lớn hơn.

Nếu được người lớn tuổi mời rượu, việc từ chối là bất lịch sự

Điều này có phần đi ngược lại văn hóa phương Tây, trong đó những người trẻ tuổi có thể thẳng thắn nói về nhu cầu của mình và từ chối nếu không muốn. Thay vào đó, người dân Hàn Quốc sẽ đặt nhu cầu của họ sang một bên và tôn trọng người lớn tuổi hơn.

  • Tôn trọng thứ bậc

Tôn trọng thứ bậc có lẽ là mấu chốt trong văn hoá Hàn Quốc. Vì thế, chúng cũng bao gồm trong cả văn hoá uống rượu của người Hàn. Trên cùng một bàn, khi uống rượu, ai bắt đầu trước sẽ được tính theo tuổi tác hoặc cấp bậc. Chẳng hạn, nếu uống cùng gia đình, đầu tiên, ông của bạn sẽ uống rượu, sau đó là bố của bạn. Tiếp theo là Hyung (anh/em) của bạn, và cuối cùng mới tới chính bản thân bạn.

Người nhỏ tuổi nhất hoặc có cấp bậc thấp hơn sẽ là người uống sau cùng

Trong một văn phòng khi các đồng nghiệp cùng nhau đi ăn uống sau giờ làm hoặc trong các bữa tiệc, liên hoan, người uống đầu tiên sẽ là người có chức vụ cao nhất (giám đốc). Tiếp sau đó là các trưởng bộ phận, quản lý dự án và cuối cùng là nhân viên.

  • Nhận đồ uống bằng cả hai tay

Nếu ai đó đang rót đồ uống cho bạn, hãy thể hiện phép lịch sự và sụ tôn trọng bằng cách cầm lấy ly bằng cả hai tay hoặc tối thiểu là hai tay đều chạm vào ly. Đặc biệt nếu những người rót rượu lớn tuổi hơn bạn, đây chắc chắn là quy tắc bạn cần tuân theo.

Nhận ly rượu bằng cả hai tay thể hiện sự tôn trọng và là phép lịch sử tối thiểu khi được mời rượu ở Hàn Quốc

  • Rót ly bằng cả hai tay

Không chỉ khi nhận ly rượu, rót rượu bằng cả hai tay cũng được xem là quy tắc bất thành văn trong bàn rượu. Bạn có thể gặp rắc rối thực sự nếu không dùng cả hai tay để rót đồ uống cho ai đó, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc sếp của mình. Vì thế, nếu là du khách, cách tốt nhất để hòa nhập vào nền văn hóa cùng người dân địa phương ở đây là luôn nhớ sử dụng cả hai tay khi rót đồ uống cho ai đó.

Dù không phân biệt tuổi tác hay cấp bậc đây cũng là cách để thể hiện sự tôn trọng với nhau

Để làm điều này bạn có thể dùng cả hai tay chạm vào chai rượu khi rót. Hoặc dùng một tay còn lại đỡ lấy tay đang rót rượu.

  • Khi cụng ly

Việc cụng ly cùng nhau khi ngồi chung bàn cũng là một trong những quy tắc trong văn hoá uống rượu ở Hàn Quốc mà bạn cần nắm. Cụ thể, trong khi bạn cụng ly, hãy ghi nhớ đến thứ bậc và tuổi tác của những người ngồi chung. Nếu một người lớn tuổi hoặc sếp đang cụng ly với bạn, để thể hiện sự tôn trọng đừng quên cụng ly của mình sao cho nó thấp hơn ly của người lớn tuổi/sếp của bạn một chút. Đây có thể là một chi tiết nhỏ không nhiều người chú ý. Nhưng hãy biết rằng, việc này cũng sẽ thể hiện thái độ của bạn đối với những người khác và ảnh hưởng tới việc họ nhìn nhận như thế nào về bạn nữa đấy nhé!

Việc cụng ly trong bàn rượu có liên quan đến tuổi tác và địa vị

  • Che miệng khi uống rượu

Uống rượu trong khi mọi người có thể nhìn thấy những biểu hiện kỳ ​​lạ của bạn được coi là khá kỳ quặc trong văn hóa uống rượu của Hàn Quốc và thường bị phản đối. Do đó, khi cầm ly rượu lên để uống hãy nhớ cầm lấy ly của mình, sau đó quay mặt sang phía khác, che miệng rồi mới uống. Người Hàn Quốc thích những chiếc cốc rỗng nhưng ghét nhìn thấy khuôn mặt kỳ lạ mà người ta làm khi cạn chúng. Điều này cũng tương tự đối với việc ăn uống: người Hàn Quốc thường thích che miệng khi nhai thức ăn.

Hãy nhớ che miệng và quay mặt sang phía khác khi uống rượu, nhất là với những người lớn tuổi hơn mình

  • Uống cạn

Nếu bạn chưa quen với văn hóa uống rượu, bạn sẽ thấy văn hóa uống rượu của Hàn Quốc khá khó khăn vì việc cạn ly được xem như là điều bắt buộc. Việc chỉ uống một chút hoặc để ly rượu vẫn còn một nửa trong lần đầu tiên có thể xem như hành vi thiếu tôn trượng đối phương. Thay vào đó, bạn phải tiếp tục uống cho đến khi hết ngụm rượu cuối cùng.

Hãy nhớ uống cạn ly rượu đầu tiên nhé

Trong văn hoá uống rượu ở Hàn Quốc, uống cạn ly soju trong một lần thường được xem là điều đáng trân trọng hơn là uống từng ngụm nhỏ. Thông thường, bạn sẽ phải nốc cạn ly soju đầu tiên trong một lần, nhưng không phải cho mọi ly khác mà bạn được mời. Sau đó, nếu muốn ngừng uống, bạn có thể để ly đầy một nửa vì người Hàn Quốc không đổ đầy ly cho đến khi cạn.

  • Tốc độ uống cùng nhau

Điều này có thể xem là một trong những quy tắc bất thành văn phổ biến nhất khi uống rượu ở Hàn. Theo đó, người Hàn Quốc có xu hướng uống rượu theo tốc độ của người khác. Nếu bạn là một người uống được nhiều rượu, nhưng những người khác dường như uống ít ly hơn, bạn buộc phải uống chậm lại và uống như những người khác.

  • Đừng rót đầy ly của mình

Trong thực tế, việc tự rót cho ly của chính mình được coi là bình thường ở nhiều quốc gia và nền văn hoá khác. Tuy nhiên, điều này không phổ biến ở Hàn Quốc. Người Hàn thường không tự rót đồ uống cho mình mà đợi người khác rót. Ngay cả khi bạn là người rót đầy ly cho mọi người, bạn cũng sẽ chuyền chai cho người khác, người này sẽ rót đầy ly cho bạn.

Có thể bạn là người rót rượu cho cả bàn, nhưng thay vào đó ly của bạn sẽ được người khác rót đầy

Ngoài ra, phụ nữ thường không rót đồ uống cho nam giới trừ khi anh ta là chồng, bạn trai hoặc thành viên ruột thịt của cô ấy. Vì việc rót đồ uống được coi là không phù hợp và chỉ dành cho nhân viên pha chế rượu hoặc nữ tiếp viên quán bar.

Vừa rồi là một số chia sẻ thú vị về văn hoá uống rượu của người Hàn và những quy tắc bạn cần biết. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có những cái nhìn sâu hơn về loại đồ uống này cũng như văn hoá ẩm thực của người Hàn Quốc. Nếu có cơ hội thưởng thức rượu soju hay các loại đồ uống khác khi book vé máy bay từ tổng đài EVA Air đi Hàn Quốc, đừng quên tuân thủ những điều trên để có các trải nghiệm tốt nhất cho bản thân mình nhé!